Chi tiết tin - Thị trấn Khe Sanh - Hướng Hóa
- Trang chủ
- TRANG NHẤT
- Giới thiệu
- thông tin tổng hợp
- Tra cứu văn bản
- thông tin phục vụ điều hành
- hình ảnh
- VIDEO CLIP
- Liên hệ
- Thủ tục hành chính
- Lĩnh vực hộ tịch
- Lĩnh vực thi đua khen thưởng
- Lĩnh vực Phổ biến GDPL
- Lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội
- Lĩnh vực phòng, chống thiên tai
- Lĩnh vực tiếp công dân
- Lĩnh vực thể dục thể thao
- Lĩnh vực trẻ em
- Lĩnh vực thủy lợi
- Lĩnh vực thành lập và hoạt động của HTX
- Lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
- Lĩnh vực thủy sản
- Lĩnh vực trồng trọt
- Lĩnh vực thư viện
- Lĩnh vực Văn hóa cơ sở
- Lĩnh vực việc làm
- Lĩnh vực xử lý đơn thư
- Lĩnh vực Bồi thường nhà nước
- Lĩnh vực Bảo trợ xã hội
- Lĩnh vực Đất đai
- Lĩnh vực Dân tộc
- Lĩnh vực GD ĐT thuộc hệ thống QD quốc dân và các cơ sở khác
- Lĩnh vực GD DDT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- TT giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã
- Thủ tục giải quyết tố cáo tại cấp xã
- Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã
- Lĩnh vực Môi trường
- Lĩnh vực Lao động, tiền lương, tiền công
- Lĩnh vực Người có công
- Lĩnh vực Nuôi con nuôi
- Lĩnh vực Chứng thực
- Trang chủ
- TRANG NHẤT
- Giới thiệu
- thông tin tổng hợp
- Tra cứu văn bản
- thông tin phục vụ điều hành
- hình ảnh
- VIDEO CLIP
- Liên hệ
- Thủ tục hành chính
- Lĩnh vực hộ tịch
- Lĩnh vực thi đua khen thưởng
- Lĩnh vực Phổ biến GDPL
- Lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội
- Lĩnh vực phòng, chống thiên tai
- Lĩnh vực tiếp công dân
- Lĩnh vực thể dục thể thao
- Lĩnh vực trẻ em
- Lĩnh vực thủy lợi
- Lĩnh vực thành lập và hoạt động của HTX
- Lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
- Lĩnh vực thủy sản
- Lĩnh vực trồng trọt
- Lĩnh vực thư viện
- Lĩnh vực Văn hóa cơ sở
- Lĩnh vực việc làm
- Lĩnh vực xử lý đơn thư
- Lĩnh vực Bồi thường nhà nước
- Lĩnh vực Bảo trợ xã hội
- Lĩnh vực Đất đai
- Lĩnh vực Dân tộc
- Lĩnh vực GD ĐT thuộc hệ thống QD quốc dân và các cơ sở khác
- Lĩnh vực GD DDT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- TT giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã
- Thủ tục giải quyết tố cáo tại cấp xã
- Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã
- Lĩnh vực Môi trường
- Lĩnh vực Lao động, tiền lương, tiền công
- Lĩnh vực Người có công
- Lĩnh vực Nuôi con nuôi
- Lĩnh vực Chứng thực
Đảng viên trẻ đam mê làm kinh tế
16:36, Thứ Sáu, 29-4-2022
(QT) - Với tinh thần không ngừng tìm tòi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong phát triển kinh tế nên những năm qua anh Phạm Hữu Phương (30 tuổi) ở thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã xây dựng được một gia trại quy mô, bước đầu cho thu nhập ổn định. Với người đảng viên trẻ này thì làm kinh tế gia trại là một niềm đam mê và chính nhờ đam mê đó, cuộc sống của gia đình anh ngày càng phát triển...
Anh Phạm Hữu Phương đang kiểm tra, chăm sóc thỏ con
Phạm Hữu Phương sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở vùng đất bán sơn địa thuộc xã Cam Nghĩa. Tuy là con út trong gia đình nhưng từ nhỏ anh đã cần cù, chịu khó, một buổi đến trường, một buổi phụ giúp cha mẹ làm ruộng vườn.
Anh Phương cho biết: “Nhà tôi lúc trước thuộc diện khó khăn nhất trong thôn nên mấy anh chị em cứ đi học về là thu xếp thời gian để phụ giúp cha mẹ làm ruộng vườn. Có lẽ những ngày tháng khó khăn ấy đã khiến cho tôi thêm yêu lao động, trân trọng những gì mình làm ra”.
Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng các anh chị em của anh Phương đều được cha mẹ tạo điều kiện cho ăn học. Năm 2006, anh được vinh dự kết nạp vào Đảng, năm 2007 trúng tuyển vào Trường ĐHDL Phú Xuân (thành phố Huế) chuyên ngành Lịch sử với số điểm khá cao. Thời gian anh học đại học là lúc gia đình gặp nhiều khó khăn nhất.
Tốt nghiệp đại học, anh trở về quê và được nhận vào làm cán bộ văn phòng Đảng ủy xã Cam Nghĩa. Sau mỗi ngày làm việc trở về nhà, anh lại phụ giúp cha mẹ làm vườn. Nhận thấy đất vườn rộng nhưng chưa khai thác hiệu quả, anh vận động cha mẹ chặt hết những cây ăn trái giá trị thấp, không làm rau màu nữa mà chuyển sang trồng nghệ vàng, mở rộng thêm diện tích hồ tiêu.
Cách làm đó của anh bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Từ đó, anh mạnh dạn vay vốn mở vườn ươm tiêu (mỗi năm ươm khoảng 12.000-13.000 bầu tiêu giống); xây dựng chuồng nuôi gà rừng, lợn rừng, bồ câu, thỏ, dúi, ngan và trồng mới 400 gốc cao su. Ngay năm đầu tiên, anh đã lãi được 50 triệu đồng từ mô hình gia trại trên. Theo anh Phương, kinh tế gia trại không chỉ phù hợp với những người có ít thời gian mà còn rất dễ làm, hiệu quả lại cao.
“Thực tế cho thấy giá trị kinh tế từ mô hình gia trại không cao bằng mô hình trang trại tổng hợp nhưng nếu đầu tư có quy mô, vận dụng tốt khoa học kỹ thuật thì có thể đưa kinh tế gia đình thoát khỏi khó khăn, từng bước vươn lên làm giàu”, anh Phương chia sẻ kinh nghiệm.
Sau gần 3 năm làm kinh tế, anh Phương đã xây dựng được một gia trại khá quy mô. Giờ đây đàn gia cầm như: gà rừng, ngan, gà ta lên tới vài trăm con; dúi, thỏ sinh sản 70 con; 5 chuồng nuôi bồ câu và vườn ươm tiêu khá lớn. Bên cạnh đó, anh còn học hỏi kinh nghiệm để nuôi giun quế nhằm cung cấp thức ăn cho đàn gia cầm và vay thêm vốn nuôi bò lai, lợn rừng thí điểm...
Mô hình và cách làm gia trại của anh Phương có nhiều điểm khác các mô hình khác đó là không sử dụng thức ăn công nghiệp mà chỉ tận dụng thức ăn sẵn có như: lúa, bột ngô, cám, gạo, rau xanh, giun quế, tổ mối, chuối, sắn...Và nuôi theo kiểu bán thả chuồng để vật nuôi phát triển tự nhiên, có thể tự tìm kiếm thức ăn. Nhờ nắm bắt kỹ thuật chăm sóc, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp nên đàn vật nuôi của gia đình anh Phương phát triển rất tốt, chất lượng con giống và thịt thương phẩm được nhiều người đánh giá cao. Hiện nay, anh Phương bắt đầu cải tạo đất để tiến hành ươm tiêu vụ mới.
“Năm nay tôi sẽ ươm khoảng 12.000 đến 13.000 bầu tiêu giống để cung cấp cho bà con trong vùng. Mấy lần ươm trước quá ít nên không đủ đáp ứng nhu cầu của người trồng”, anh Phương bộc bạch.
Nắm vững kỹ thuật ươm lại cần cù chịu khó vì thế chất lượng bầu tiêu giống mà anh Phương làm ra khá tốt, giá lại rẻ hơn thị trường nên rất được người dân ưa chuộng. Bên cạnh đó, anh còn cung cấp gà rừng làm cảnh với giá từ 1 triệu-1,4 triệu đồng/con trống đẹp, gà giống từ 200-250 nghìn đồng/cặp và từ 180-200 nghìn/kg gà thịt. Ngoài ra trung bình mỗi năm, anh bán ra thị trường khoảng 200 con gà ta, ngan lấy thịt và thỏ. Riêng con dúi, anh chưa bán con giống vì loại này mỗi năm sinh sản 2 lần, mỗi lần chỉ vài con nên giữ lại để nhân rộng đàn.
“Dù có người trả giá thịt thương phẩm của dúi từ 250-270 nghìn đồng/kg nhưng tôi không bán mà để vậy nhằm nhân rộng đàn và cho sinh sản lấy giống cung cấp cho người dân. Dù mới nuôi nhưng tôi thấy giá trị kinh tế mà vật nuôi này mang lại rất lớn. Sau 6 tháng nuôi trọng lượng mỗi con có thể đạt 2,5 kg. Chúng rất dễ nuôi lại ít tốn thức ăn và công chăm sóc”, anh Phương cho biết thêm.
Ngoài ra, mỗi năm anh còn thu hoạch được từ 1-1,2 tấn nghệ tươi thu về gần 15 triệu đồng. Mỗi năm trừ mọi chi phí, anh Phương cũng thu lãi gần 50 triệu đồng từ mô hình kinh tế gia trại. Và trong thời gian sắp tới khi hồ tiêu vào mùa thu hoạch, cao su cho đợt mủ đầu tiên, thu nhập mỗi năm sẽ tăng lên đáng kể.
Không những làm kinh tế giỏi, anh Phạm Hữu Phương còn là một cán bộ văn phòng Đảng ủy xã Cam Nghĩa tích cực, tận tụy với công việc và luôn tiên phong trong các phong trào của thôn, xã. Khi bước đầu làm gia trại đã thành công anh luôn nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn nhiều gia đình trong thôn, xã cùng làm kinh tế gia trại để thoát nghèo.
Là người cán bộ trẻ, mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm, anh Phạm Hữu Phương quan niệm rằng: “Tôi luôn nghĩ phát huy vai trò, trách nhiệm của người đảng viên trước tiên phải đi tiên phong trong các phong trào xã hội cũng như những cách làm kinh tế. Không những vậy, bản thân mình còn phải nỗ lực giúp mọi người thoát được nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì mới hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
- pageHolder.getStart() - 0
- pageHolder.getNumberObjects() - 6
- numberArticle - 6
- numberRelation - 0
UBND thị trấn Khe Sanh
130 Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hoá
ĐT: 02333880575 Fax: 0533.....
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ